CHÚ Ý KHI THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TÒA NHÀ

A. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
1. Bố trí bể chứa nước
- Việc bố trí bể chứa thường được thiết kế dưới tầng hầm. Tuy nhiên cần bố trí xa các trục đứng, cao độ hợp lý làm sao cho khi có xự cố vỡ đường ống thoát nước (nước xí, nước tiểu) không bị tràn vào bể nước sạch. Bạn thử tưởng tượng với 1 bể nước 1 khu chung cư cao cấp với bể chứa nước 1000 m3 mà bị bẩn thì xử lý trong bao lâu ?
- Bố trí bên ngoài tòa nhà nếu có diện tích và không gian .
- Bố trí trong hầm nhưng phải xa những vị trí trục đứng, vị trí chịu lực, miệng bể cao so với nền tối thiểu 200 mm.
2. Phòng bơm
- Cần bố trí quạt thông gió, đảm bảo sự thông thoáng cần thiết.
- Với các phòng bơm lớn cần được cách âm.
- Sàn phòng bơm cần có độ dốc để thoát nước khi có nước rò rỉ.
- Các bơm cần đặt trên đế cao su hoặc lò xo giảm rung.
3. Bơm dự phòng
- Khi thiết kế luôn phải thiết kế bơm dự phòng cho hệ thống.
- Khi thiết kế hệ thống điều khiển bơm thì các bơm cần được hoạt động kiểu luân phiên theo giờ hoặc theo ngày.
4. Đường ống cấp nước lên mái
- Trước và sau bơm cần lắp đặt nối mềm giảm rung cho bơm.
- Đừng đẩy của bơm cần lắp đặt van 1 chiều, van chống nước va.

- Cần thiết kế đường ống mồi nước thuận lợi cho quá trình sửa chữa, bảo trì.
- Chiều dày của ống bảo đảm bảo đặc biệt là các tòa nhà cao, áp lực lớn.
5. Tank nước mái
- Cần phối hợp với đơn vị thiết kế kết cấu để tăng khả năng chịu lực.
- Nên chọn các tank nước nằm ngang do giá đỡ các đơn vị gia công rất kém chất lượng đặc biệt là giá đỡ tank đứng, rất hay xảy ra sự cố. Đặc biệt là tank nước cho nhà tư nhân, gia đình.
- Với nhà ở tư nhân, nhà gia đình nên chú ý chiều cao tank so với thiết bị dùng nước đặc biệt như máy giật, sen tắm. Nếu không đảm bảo chiều cao tối thiểu thì sẽ phải lắp các bơm tăng áp.
6. Đường ống cấp nước từ tank xuống các tầng
- Trên đường ống cấp trục đứng cần lắp các van giảm áp để đảm bảo độ bền cho các thiết bị dùng nước.
- Các tầng, các nhà vệ sinh nên lắp đặt các khóa nước phục vụ cho việc sửa chữa, thay thế.

- Khi thiết kế hạn chế tối đa các đường ống nước nóng và lạnh giao nhau vì tường các khu vệ sinh thường là tường 100 mm.

B. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
1. Ống thoát nước
- Khi thiết kế cần tách biệt ống thoát xí và tiểu , ống thoát nước sàn, thoát nước bếp, nước mưa. Tránh hiện tượng thiết kế chung đường ống thoát sàn và nước xí tiểu gây hiện tượng mùi.
- Hệ thống thoát bếp (chung cư) cần cho vào trục riêng không đi chung với thoát sàn và cần phải đưa vào hệ thống xử lý nước để xử lý mỡ đọng.
- Ống thoát cần đảm bảo độ dốc cần thiết, không nên quá dốc.

- Cần thiết kế các bẫy mùi, tránh hiện tượng mùi bốc nên đặc biệt vào mùa hè.

- Ống thoát cần phải được kết nối với ống thông hơi, ống thông tắc trục đừng và trục ngang.

- Đối với hệ thống thoát trục đướng cần lắp đặt các đoạn ống giảm tốc.

2. Khu vực nhà vệ sinh
- Nền nhà vệ sinh càng dốc càng tốt, nên chống thấm nếu có nhiều ống qua sàn, độ dốc nên hạn chế đổ về phía các ống qua sàn.
- Các thoát sàn nên tránh đặt gần hộp kỹ thuật dễ gây thấm hộp kỹ thuật, tránh các vị trí có nhiều ống xuyên sàn, khoảng cách từ thoát sàn đến tường xung quanh tối thiểu 50mm.
- Cần bố trí quạt thông gió cho nhà vệ sinh giảm mùi hôi, tạo thông thoáng.
- Bố trí các thiết bị vệ sinh cho hợp lý theo tần suất sử dụng như sau:
+ Đối với nhà chung cư: Cửa vào -->Chậu rửa --> Vòi rửa --> Sen tắm --> Xí (không vách ngăn)
+ Đối với khu công cộng: Cửa vào --> Chậu rửa --> Tiểu nam --> Xí



CÁC BÀI LIÊN QUAN

Quảng Ninh duyệt quy hoạch phân khu siêu đô thị gần 1.700ha

Quảng Ninh duyệt quy hoạch phân khu siêu đô thị gần 1.700ha

Quy hoạch Vân Đồn thành trung tâm công nghiệp giải trí có casino

Quy hoạch Vân Đồn thành trung tâm công nghiệp giải trí có casino

Sẽ có thêm khu đô thị 7 tỷ USD tại Quảng Ninh

Sẽ có thêm khu đô thị 7 tỷ USD tại Quảng Ninh

Biệt thự Huế ấn tượng với tầm nhìn không giới hạn

Biệt thự Huế ấn tượng với tầm nhìn không giới hạn